Đẩy mạnh nguồn vốn cho doanh nghiệp vì môi trường

Thc trng tài chính xanh Vit Nam

Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương khi đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, phát triển kinh tế xanh và tài chính xanh đã và đang được quan tâm đúng mức hơn.

Trong buổi Tọa đàm “

Tài chính xanh: Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường

” diễn ra ngày 9/12 trên VnExpress, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và tài chính cùng thảo luận về tài chính xanh và thực trạng tài chính xanh tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, tài chính xanh là sự kết hợp hai chiều giữa dịch vụ tài chính và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế song song với việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng tự nhiên hữu hạn.

Dưới góc nhìn tài chính, đại diện Ngân TMCP Nam Á (Nam A Bank) khái quát, tài chính xanh là cung cấp nguồn lực tài chính cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu. Các ngân hàng cung ứng đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụ của mình để hướng tới 3 mục tiêu: giảm phát thải khí nhà kính, chống ô nhiễm môi trường và kích thích nền kinh tế tăng trưởng xanh theo chiến lược quốc gia.

Đánh giá về tiềm năng của tài chính xanh ở Việt Nam, ông Hoàng Anh Dũng, chuyên gia năng lượng đến từ Quỹ GCPF, cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển tài chính xanh. Tuy nhiên, danh mục sản phẩm tài chính xanh của các ngân hàng thương mại của Việt Nam chưa phong phú. Phần lớn, tỷ trọng tín dụng xanh nằm ở các dự án năng lượng tái tạo. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản, xây dựng… chưa được chú trọng đầu tư xanh. Nếu triển khai đúng hướng, đa dạng hoá sản phẩm, tài chính xanh của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh.

Doanh nghiệp và ngân hàng còn gặp nhiều thách thức

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn vốn nên chưa có khả năng tiếp cận tài chính xanh phù hợp” là nhận định của ông Mã Khai Hiền, Chuyên gia năng lượng bền vững IPC, Giám đốc Enerteam, khi thảo luận về những thách thức của tài chính xanh tại Việt Nam hiện nay.

Theo ông Hiền, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của đầu tư xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tượng chiếm số đông nhưng mỏng vốn, dễ bị “tổn thương” tài chính; đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, chi phí đầu tư các sản phẩm công nghệ năng lượng bền vững, năng lượng xanh lại khá cao.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng VGES khẳng định, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn chưa tốt để tối ưu các giải pháp về công nghệ kỹ thuật.

“Hệ thống năng lượng mặt trời của Việt Nam trong 3 năm vừa qua phát triển mạnh mẽ, đứng hàng đầu châu Á. Nhưng hệ thống hạ tầng chưa theo kịp và cần phải có một khoảng thời gian dài để cả hai phát triển đồng bộ với nhau”, ông Hậu nói.

Ngoài ra, lý do các doanh nghiệp còn chưa mặn mà là khi tham gia vào các dự án xanh, doanh nghiệp phải cung cấp nhiều loại giấy tờ liên quan. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất ngại về vấn đề này, theo các chuyên gia.

Hơn nữa, khung pháp lý để xây dựng ngân hàng xanh hay tín dụng xanh của Việt Nam chưa thực sự đồng bộ giữa các ngành nghề. Vì vậy, ngân hàng gặp khó trong việc xây dựng quản trị rủi ro môi trường cho các ngành nghề khác nhau.

Gii pháp vn cho doanh nghip xanh

Để phát triển tài chính xanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng hơn tới nguồn vốn phát triển kinh tế xanh, ông Cường cho rằng cần có sự đồng bộ từ “3 nhà”.

Thứ nhất, Nhà nước phải có khung pháp lý hoàn thiện liên quan đến chiến lược xanh. Các Bộ, ngành phải đồng bộ với nhau và phải hiểu rõ thế nào hoạt động xanh, các ngành xanh kinh tế xanh.

Khi đó, việc xây dựng các sản phẩm tài chính đi cùng trở nên đơn giản hơn. Các nhà băng sẽ nơi dẫn vốn vào kênh đầu tư xanh hiệu quả, xây dựng được các sản phẩm tài chính phù hợp hơn, đa dạng hơn và dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp, người dân hơn.

Và cuối cùng, các nhà doanh nghiệp phải nâng cao ý thức và biết cân đối giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường.

“Chúng ta phải ý thức được phát triển xanh ngay từ khi xây dựng doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, như vậy sẽ tạo ra hiệu quả hơn”, ông Cường nhận định.

Ông Cường cho biết thêm, Nam A Bank đã xây dựng được một số danh mục hỗ trợ phát triển kinh tế xanh. Ngoài các sản phẩm tín dụng xanh liên quan đến năng lượng tái tạo, Nam A Bank cũng tập trung hỗ trợ cho vay vốn, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm xây dựng có sử dụng vật liệu xanh, các dự án bất động sản xanh và các sản phẩm liên quan đến ngành may mặc.

Là đối tác của Nam A Bank, đại diện của GCPF nhấn mạnh, phát triển tài chính xanh không phải là tìm thị trường cho sản phẩm, mà là giúp ngân hàng đưa sản phẩm xanh đến với khách hàng.

Theo đó, Nam A Bank tiếp tục triển khai thêm các sản phẩm tín dụng xanh thú vị hơn, đa dạng hơn, dựa trên cơ sở hỗ trợ của các đối tác trong thời gian tới. Nam A Bank vẫn đang tiếp tục làm việc với các Quỹ GCPF, Quỹ Blue Orchard… để tăng thêm quy mô vốn cho tín dụng xanh nhằm nâng cao tỷ trọng cho vay tín dụng xanh trên tổng danh mục cho vay tại Nam A Bank nói riêng cũng như cho ngành Ngân hàng nói chung theo chỉ đạo về đề án xanh của Ngân hàng Nhà nước. Nhà băng này cũng tìm kiếm, mở rộng các đối tác để liên kết, triển khai cho vay tín dụng xanh là các nhà cung cấp vật liệu, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến tín dụng xanh…

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tài chính xanh đã và đang bị ảnh hưởng và đang đối mặt với những khó khăn không nhỏ đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, khi đặt trong khó khăn chung, tài chính xanh có sức chịu đựng tốt hơn và có nhiều cơ hội tiềm năng để tiếp tục vươn lên phát triển…

Tuấn Thủy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *